top of page

Cẩm nang cho kỹ thuật viên ánh sáng trường quay & Chương 01

Ảnh của tác giả: Chan JackymrChan Jackymr

Set basics:

Tất cả khía cạnh kỹ thuật của phim, vật liệu phim, camera, ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng - liên quan đến vô số chi tiết nhỏ, nhưng nói chung, hình như không thể phức tạp. Như với bất kỳ con tàu nào, muốn trở thành chủ, đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau. Đó là kinh nghiệm của tôi, tuy nhiên, không có phần thiết bị, quy trình, hay kỹ thuật nào thật sự phức tạp, không có cái gì không thể giải thích và hiểu biết trong vòng chưa đầy 10 phút. Làm phim là ứng dụng khéo léo hàng triệu chi tiết tương đối đơn giản. Cuốn sách này giúp vài chi tiết, mô tả quy trình tiết kiệm thời gian và tăng cường an toàn, làm rõ nhiều khía cạnh của ngành nghề khó hiểu và thường bị hiểu lầm, và cung cấp nhiều thông tin về hàng trăm tiện ích mà kỹ thuật viên ánh sáng rất thích.

Bắt đầu với những điều cơ bản, chúng ta bắt đầu bằng tóm tắt về vai trò của đội kỹ thuật ánh sáng trên phim.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA ĐỘI KỸ THUẬT ÁNH SÁNG

Bộ phận điện, grip, và camera dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hình ảnh (director of photography - DP). Kỹ thuật trưởng (gaffer) và key grip là phụ tá của DP. Kỹ thuật trưởng là người đứng đầu bộ phận điện, phụ trách đội kỹ thuật ánh sáng. Đội kỹ thuật của gaffer bao gồm một best boy electric (chàng trai điện tốt nhất) và nhiều thợ điện trường quay.

Đạo diễn hình ảnh (Director of photography)

Hỏi: Có bao nhiêu đạo diễn vặn đinh ốc trong bóng đèn?

Đáp: Một, không, hai ... không, không có ai.


DP là cánh tay phải của đạo diễn, ông ta là người giúp đạo diễn thực hiện tất cả quyết định khó. Trách nhiệm của DP là tạo ra trên phim những gì đạo diễn đã hình dung cho mỗi scene, gợi lên những thời điểm thích hợp, điểm quay, và không khí bằng ánh sáng, giúp chọn góc quay và di chuyển camera cho có hiệu quả nhất trong việc kể ra câu chuyện và bao gồm các scene. Người đó thiết kế ánh sáng, cân nhắc chủ nghĩa hiện thực với tiềm năng cách điệu hóa hiệu ứng ấn tượng hơn, đúng theo yêu cầu của kịch bản và đạo diễn. Thường người đang nắm quyền DP sẽ quay diễn viên và chăm sóc đặc biệt để duy trì cá tính hình tượng của họ. DP phải duy trì hướng màn hình thích hợp (trách nhiệm chia sẻ với người giám sát kịch bản - script supervisor) và chiếu sáng liên tục giữa các thiết lập để bộ phim có thể chỉnh sửa liên tục. DP có tiếng nói trong việc thiết kế, màu trang phục, phục trang và lựa chọn điểm quay. DP làm việc chặt chẽ với trợ lý đạo diễn (assistant director - AD) để sắp xếp scene đúng thời điểm trong ngày cho có ánh sáng tốt nhất. DP thường quay (shoot) kiểm tra trước khi bắt đầu lấy hình. Người đó có thể thử nghiệm nhiều hiệu ứng ánh sáng, màu gel khác nhau, vật liệu phim và quy trình thử nghiệm đặc biệt hay kết hợp nhiều bộ lọc màu khác nhau, tìm ra sự kết hợp hiệu ứng hoàn thành nhu cầu đặc biệt cho kịch bản. DP cũng có thể tiến hành nghiên cứu cho riêng mình trước chương trình để bảo đảm tính xác thực của cái nhìn thời gian và truyền cảm hứng những ý tưởng cho điện ảnh.


DP nắm chức vụ có trách nhiệm lớn, sáng tạo và tài chính. Cả producer lẫn đạo diễn phụ thuộc vào DP để đạt hình ảnh xuất sắc trong phạm vi ngân sách và kế hoạch của chương trình. DP luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện nhu cầu của kịch bản, đạo diễn, lịch trình, và ngân sách và đáp ứng nguyện vọng riêng mình về hình ảnh. Đội kỹ thuật ánh sáng chiến đấu trận chiến của DP trên tiền tuyến. Khả năng của họ là chiếu sáng trường quay thật nhanh và hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của DP để tạo ra công việc tuyệt vời và làm điều đó theo lịch trình.


Kỹ thuật trưởng (Gaffer)

Hỏi: Có bao nhiêu gaffer vặn đinh ốc trong bóng đèn? Đáp: Chúng ta có bao nhiêu cái trên xe tải?

Gaffer là kỹ thuật trưởng ánh sáng (chief lighting technician - CLT), đứng đầu bộ phận ánh sáng. Người đó làm việc trực tiếp với DP để thực hiện kế hoạch (plan) ánh sáng và giúp đạt được hình ảnh bề ngoài của bộ phim. DP, gaffer, và trưởng đoàn làm phim (key grip) dự cuộc họp chuẩn bị chương trình và trinh sát địa điểm quay phim. Họ thảo luận về cách tiếp cận của DP cho mỗi scene và xác định chuẩn bị cái gì và thiết bị ánh sáng nào. Gaffers là người giải đáp vấn đề. Họ thường phải thiết kế giàn treo đặc biệt, chế tạo tiện ích, hay thực hiện công nghệ mang phong cách riêng để cung cấp cái gì đó cho DP đang tìm, hay cung cấp thời gian hiệu quả cho chương trình. Nó rơi vào gaffer và trưởng đoàn làm phim để nghiên cứu giải pháp có thể, nguồn nguyên liệu, thiết kế tất cả chi tiết cụ thể, và nếu cần, trình bày kế hoạch cho DP và quản lý chương trình chính, và rồi coi thành quả của kế hoạch.

Trên trường quay, gaffer chịu trách nhiệm về việc triển khai kế hoạch ánh sáng, tổ chức và hoạt động của đội kỹ thuật ánh sáng. DP và gaffer thảo luận về ánh sáng. Thông thường, khi nói về ánh sáng cho diễn viên, DP có thể xác định vị trí của mỗi thiết bị để hoàn thành hiệu ứng đặc biệt nào đó. Đôi khi DP có thể cho gaffer cứ việc dịch ý tưởng chung thành chi tiết cụ thể. DP có thể thể hiện những mục tiêu về nguồn động lực của ánh sáng cho scene, tâm trạng, và các f-stop lại ở đó để quay. Gaffer kế đó hướng dẫn đội kỹ thuật và vị trí chính xác và điều chỉnh tiêu điểm mỗi đèn để thực hiện hướng dẫn của DP. Thông thường, khi gaffer đã thực hiện ánh sáng xong, DP sẽ "sweeten – dịu dàng" thưởng thức, với vài điều chỉnh.

Gaffer phải có mắt rất sắc bén về ánh sáng và có kiến thức vững về cách xử dụng đèn để tạo ra bất kỳ hiệu quả đúng ý. Khi ánh sáng bắt đầu hoạt động điều hòa, gaffer như đôi mắt thứ hai của DP, luôn xem xét những vấn đề, không đủ ánh sáng, phơi sáng quá lâu, điểm nóng, bóng đổ xấu, v.v. Cùng nhau, DP và gaffer tìm cơ hội làm cho scene nhìn thú vị hơn. Gaffer hạng nhất có hai mắt phê bình sự cân đối của sáng và tối, mô phỏng nét mặt, và việc tách biệt tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh (foreground- middle ground- background). Gaffer, mang theo đồng hồ đo sáng trên thắt lưng, thường đứng bên cạnh DP tại camera để coi và đo ánh sáng chiếu vào chủ đề và tham khảo ý kiến với DP về những vấn đề tỷ lệ lấp sáng và cân đối độ phơi sáng.

Một phần rất quan trọng trong công việc của gaffer là tổ chức và điều hành hoạt động chiếu sáng. Người ấy phải liên tục nắm nhiều nhiệm vụ trong tay, thúc đẩy sự tiến bộ của từng dự án, trông chừng hiệu suất của đội kỹ thuật ánh sáng, suy nghĩ trước để những thợ điện sẽ có nguồn điện và ánh sáng lẹ làng cho những cảnh quay tiếp theo

và ngăn việc chậm trễ.

Gaffer không bao giờ rời khỏi khu vực gần chỗ đang quay. Ông ta phải dựa vào đội kỹ thuật để có người điều chỉnh ánh sáng và lấy thiết bị khi cần. Khi ánh sáng hoàn tất, grip và thợ điện xóa thiết lập, nhưng vẫn còn làm ở gần đó, trong trường hợp bị gọi ngắt điện giữa chuỗi cảnh quay. Vì đội kỹ thuật ánh sáng luôn bị áp lực thời gian, thợ điện phải gần như phải hành động, lắng nghe, và suy nghĩ về phía trước, có thể làm rất nhiều để giúp gaffer và DP giành chiến thắng trong trận chiến hàng ngày chống lại thời gian.


Cậu bé điện tốt nhất (Best boy electric)

Best boy electric là trợ lý trưởng của gaffer. Người đó chịu trách nhiệm về nhân sự và trang thiết bị cho bộ phận điện - một vai trò quan trọng trong việc giúp đội kỹ thuật ánh sáng vận hành trôi chảy. Một trong những nhiệm vụ của best boy electric là trinh sát địa điểm với gaffer, ghi chú việc trinh sát để giúp gaffer lập danh sách thiết bị cần thiết. Best boy giám sát việc load-in (tải thiết bị điện vào xe tải tại nhà cho thuê trước ngày đầu chương trình), tổ chức thiết bị, vật dụng trong xe để dễ truy cập, bảo đảm không bị mất thiết bị tại mỗi điểm quay, theo dõi thiệt hại, thực hiện việc sửa chữa, bảo trì, giám sát load- out sau ngày cuối cùng chương trình. Best boy theo dõi gel màu và việc thay thế, phối hợp đặt hàng thiết bị, trả lại, và đặt hàng đặc biệt với những bộ phận trong chương trình và ngay cả vận chuyển khi cần. Best boy chịu trách nhiệm về tuyển dụng thêm và sa thải thợ điện khi cần. Best boy giám sát thủ tục giấy tờ, làm phiếu chấm công cho đội kỹ thuật điện. Khi gaffer không thuê người người làm khung treo, best boy cũng có thể lập kế hoạch định tuyến cable nguồn, giám sát việc phân phối điện năng cho đèn.


Quan trọng nhất, best boy là người đại diện cho bộ phận điện, giao tiếp và phối hợp với các bộ phận khác, với nhân viên cứu hỏa (fire marshal), và với người cho thuê nhà và người cung cấp những thiết bị khác. Best boy là người duy trì quan hệ tốt với mỗi bộ phận để có thể nhận được sự hợp tác khi cần. Thí dụ, khi best boy cần phải đặt đèn trên mái nhà, nhóm nghiên cứu địa điểm phải liên lạc để bảo đảm nhu cầu cho điểm đó. Khi best boy cần thêm vài thiết bị phải cung cấp nhanh, sự quan hệ của người đó với bộ phận vận chuyển và liên lạc tại nhà thuê vào cuộc. Ngoại giao của best boy là then chốt.


Thợ điện (Electrician)

Hỏi: Có bao nhiêu thợ điện vặn đinh ốc trong bóng đèn? Đáp: Nó không phải là bóng đèn, nó là quả cầu.


Thợ điện được trìu mến gọi là máy ép trái cây (juicer) hay đánh lửa (spark) và mang tên chính thức là kỹ thuật viên ánh sáng trường quay (set lighting technician) hay người vận hành đèn (lamp operator). Trách nhiệm chính của thợ điện là lắp đặt và tập trung (focus) đèn theo ý muốn của gaffer. Tại mỗi điểm quay, thợ điện dỡ xuống và load-in thiết bị ánh sáng từ xe tải, chạy hệ thống cable, và chạy line phân phối năng lượng điện cho từng đèn. Trên trường quay, thợ điện chịu trách nhiệm việc lắp đặt và tập trung (ngắm hướng-aiming) đèn; điều khiển cường độ, hướng, màu và chất lượng của đèn, đi dây điện cho đèn thật tế (thí dụ như đèn bàn và chân treo tường), switch, và dự đoán nhu cầu của gaffer có thiết bị đó trong tầm tay khi cần. Thợ điện thường chịu trách nhiệm về việc bảo trì đèn và xử dụng an toàn, tuy nhiên, bộ phận grip cũng đóng vai trò, chẳng hạn như treo ống tube hay giàn khung cho đèn, chân đèn có dây giằng (strap), hay chỉnh nó xuống bằng grip-chain.


Có Zen (?) đến công việc của người vận hành ánh sáng. Người vận hành ánh sáng có kinh nghiệm xử lý thiết bị với tốc độ và di chuyển khéo léo đi kèm với kinh nghiệm. Trao đổi qua lại vài từ, ra dấu, hay bằng trí thông minh, thợ điện nắm bắt ý định của gaffer và điều khiển ánh sáng để tạo ra hiệu quả đúng ý. Người đó tập trung vào hai điều: hoạt động của đội kỹ thuật ánh sáng và hành vi của ánh sáng. Người vận hành ánh sáng thường xuyên quan tâm đến DP, gaffer và đồng nghiệp, những người có thể cần giúp. Đồng thời, thợ điện phải nhận thức việc đèn rơi xuống, nổ, rò rỉ, nứt kính và rơi chung quanh trường quay.


Đội kỹ thuật ánh sáng trường quay có thể được yêu cầu cấp nguồn điện cho đội kỹ thuật khác như: camera, âm thanh, xe đẩy (dolly), và nhóm video. Thợ điện thường giao trách nhiệm cung cấp nguồn cho xe tại căn cứ (camp) cho bộ phận vận chuyển. Mặc dù cung cấp năng lượng cho căn cứ về mặt kỹ thuật thuộc thẩm quyền nghiệp đoàn kỹ thuật viên ánh sáng (người được đào tạo để xử lý việc phân phối điện), hầu hết mọi lúc, gaffer cần không dư nhân sự cho bất cứ cái gì không liên quan đến trường quay. Thợ điện phim hiếm khi được cấp giấy phép journeymen hay thợ điện trưởng (master electrician). Họ không đủ điều kiện đi dây điện nhà hay làm việc trên đường dây điện. Công việc của họ là ánh sáng cho phim.


(còn tiếp)

nguồn : http://www.giaotrinh.soundlightingvn.com

14 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

ÂM THANH - CƠ BẢN

Chương 01 : Thiết bị và dụng cụ âm thanh. I / Các loại dây, đầu nối tín hiệu. II / Các thiết bị thu âm (Microphone). III/ Các thiết bị...

Comments


bottom of page