Nguyên tắc thiết kế: Typography (Nghệ thuật dùng chữ)
- Chan Jackymr
- 20 thg 9, 2021
- 4 phút đọc

Chúng ta có thể bắt gặp Typography ở bất cứ đâu, trong những cuốn sách ta hay đọc, những website ta hay xem - Thậm chí trong cuộc sống hàng ngày, như trên các biển báo giao thông, bao bì sản phẩm,...
Typography chính là cách sắp xếp và trình bày chữ, hay hoa mỹ hơn thì chính là nghệ thuật dùng chữ. Đây là việc mà bạn cần phải làm khi trình bày các tài liệu học tập, các file thuyết trình, mẫu thiết kế cho trường hay cho chính bản thân bạn.
Đây là 1 số loại phông thường gặp và những điều bạn nên biết về chúng:
1. Serif font (hay còn gọi là font có chân):
Chúng thường có các nét nhỏ ở các phần chính của chữ gọi là serifs. Đây là loại font khá kinh điển và là lựa chọn hoàn hảo cho các thiết kế truyền thống, các ấn phẩm in ấn như: tạp chí, sách, báo.

2. Sans serif font (là font không chân):
Chúng không có các nét nhỏ ở thân chữ-giống như cái tên vậy. Style font này trông gọn gàng và hiện đại hơn font serif. Ngoài ra nó cũng dễ đọc hơn trên máy tính, màn hình điện thoại, máy tính bảng.

3. Các font trình bày lại có rất nhiều kiểu như: Script (Chữ viết tay), Blackletter (Chữ gô-tíc), All-caps (Tất cả viết hoa), hay Fancy (Chữ chỉ dùng để trang trí). Vì đặc điểm mang đậm tính trang trí, nên các font này được sử dụng tốt nhất ở các đoạn text ngắn như Tiêu đề, đầu mục hay các thiết kế trọng về hình ảnh.

Cũng có thể nói các font chữ có tiếng nói riêng và đều muốn truyền tải 1 thông điệp nào đó vượt ngoài những cụm từ trên trang giấy. Chúng có thể bình thường, trung lập, kì lạ hay cực kì sinh động. Vì thế việc nghĩ tới thông điệp muốn truyền tải và chọn font chữ là cực kì quan trọng. Khi lựa chọn font để sử dụng thì hãy ghi nhớ “less is more”, nghĩa là ít thì tốt hơn. Hãy tự hạn chế lại và chỉ sử dụng 1-2 font cho mỗi thiết kế.
Nếu bạn muốn tăng sự tương phản, vẫn cứ dùng font chữ đó, nhưng thay đổi kích thước, độ đậm hay kiểu chữ (regular, bold, light,...). Hãy sử dụng sự đối nghịch để tăng độ tương phản, như serif với sans serif, thấp với cao, trang trí với font đơn giản.
Khi học về typography về các cụm từ như: Kerning (Giãn cách giữa các chữ cái), Leading (giãn cách dòng), Tracking (Giãn cách giữa các chữ trong từ) và Hyerachy (Thứ bậc văn bản).
Với những nhà thiết kế dày dặn kinh nghiệm, đây là điều vô cùng cần thiết để tạo ra 1 thiết kế đẹp. Nhưng nếu là 1 tân binh thì bạn không cần biết hết mọi thứ về các nguyên tắc này, chỉ cần biết tổng thể về các khái niệm đủ để áp dụng vào công việc là được.
Hyerachy được dùng như 1 chỉ dẫn cho mắt người đọc về thông tin quan trọng nhất. Hay nói cách khác nó cho họ thấy nên đọc gì đầu tiên và đọc gì tiếp theo dựa trên những cấp độ nhấn mạnh khác nhau. Để làm được điều đó cũng khá đơn giản, chỉ quyết định yếu tố nào bạn muốn người đọc chú ý trước và làm nổi bật nó lên. Các yếu tố quan trọng thường được làm cho lớn hơn, đậm hơn, hoặc khác biệt bằng 1 cách nào đó (Như chỉnh màu, thêm hiệu ứng, stroke,...). Hãy nhớ là luôn giữ cho nó đơn giản nhất có thể và chỉ sử dụng 1-2 font chữ để bổ sung cho nhau.
Leading là khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, nếu bạn không biết nên điều chỉnh leading thế nào, đừng lo, cứ để như mặc định là ổn rồi. Mục đích của việc này là khiến cho đoạn văn dễ đọc nhất có thể, tạo cảm giác thoải mái cho người đọc. khoảng cách quá lớn hoặc quá nhỏ giữa các dòng có thể khiến người đọc khó chịu.
Tracking là tổng khoảng cách của 1 từ, đôi khi còn được gọi là giãn cách chữ cái. Hầu hết các phần mềm đều cho phép bạn thu hẹp hoặc mở rộng nó ra, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Đối với 1 số thiết kế, bạn cần điều chỉnh leading để tạo ra 1 hiệu ứng nghệ thuật nhất định. Nó cũng giúp bạn sửa chữa các font có giãn cách không tốt.
Kerning là giãn cách cụ thể giữa các chữ cái trong 1 từ. Không giống như tracking, nó phụ thuộc vào từng từ cụ thể, các chữ cái có phù hợp với nhau không. (Xem minh họa bên dưới phần hình ảnh).



nguồn: Key Design
Comments