top of page

Nguyên tắc thiết kế: Layout and composition (Cách dàn trang, bố cục trang)

Ảnh của tác giả: Chan JackymrChan Jackymr


Nguyên tắc này làm ấn phẩm có 1 cấu trúc rõ ràng, giúp người xem dễ dàng điều hướng, tìm kiếm và tiếp cận thông tin trên ấn phẩm tốt hơn. Bố cục quan trọng không chỉ với các ấn phẩm mà còn với những lĩnh vực khác như: graphic design, web design,... Không có bố cục rõ ràng, ấn phẩm của bạn về cơ bản đã thất bại.

Chìa khóa để thành thạo về layout có 5 nguyên tắc:


Khoảng cách (Proximity):

Là sử dụng không gian trực quan để thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung bạn trình bày (Hãy sắp xếp các nội dung thành từng nhóm, text với text, hình ảnh với hình ảnh,...). Những nhóm không liên quan tới nhau nên được tách ra để người xem không bị nhầm lẫn về mối quan hệ giữa chúng. Từ đó giúp ấn phẩm của bạn trở lên dễ hiểu hơn dù cho đó là văn bản hay hình ảnh thuần túy.


Khoảng trắng (White space):

Ở đây nó không được hiểu là “1 không gian màu trắng” hay “nền trắng” mà là “KHOẢNG TRỐNG”.

Ví dụ như khoảng trống giữa các nội dung của bạn, giữa các dòng hay thậm chí là các lề bên ngoài. Không có cách chính xác nào để sử dụng khoảng trống cho bạn, nhưng bạn phải hiểu được mục đích của nó. Chúng giúp phân biệt và xác định các phần khác nhau, cho content của bạn không gian để “thở”. Nếu thấy ấn phẩm của mình có chút lộn xộn, không thoải mái, thì 1 chút khoảng trống có thể là cứu tinh của bạn.


Căn chỉnh (Alignment):

Đây là điều mà bạn luôn làm khi làm việc với văn bản, dù cho có thể bạn không nhận ra. Khi bạn viết email, status, hay file doc, các đoạn text luôn được tự động căn chỉnh (căn lề trái). Khi bạn sắp xếp hình ảnh, hay cả các ô văn bản riêng biệt, điều quan trọng và cần phải ưu tiên đó chính là sự nhất quán. Hình ảnh, text hay bất cứ thứ gì đi nữa có trong ấn phẩm của bạn đều phải được sắp xếp theo thứ tự nào đó. Chúng cần phải thằng hàng (ngang hoặc dọc), khoảng cách giữa mối yếu tố bằng nhau, kích thước tương đương nhau. Điều này giúp bố cục của chúng ta trở lên dễ nhìn, dễ điều hướng, rõ ràng hơn trong mắt người xem. Thiếu sự căn chỉnh phù hợp, ấn phẩm của bạn sẽ trở nên rối, gây khó chịu.


Tương phản (Contrast):

Hiểu đơn giản là làm các yếu tố trông khác nhau, từ đó ấn phẩm trở lên bắt mắt, tạo điểm nhấn, hoặc hướng sự chú ý tới thông tin quan trọng. Có rất nhiều cách để tạo ra sự tương phản. Bạn có thể điều chỉnh màu sắc, kích thước, hình dáng của đối tượng hay sử dụng văn bản tương phản. Sự tương phản cũng gắn liền với Hyerachy.


Sự nhất quán (Repetition):

Đây là 1 lời nhắc nhẹ rằng tất cả ấn phẩm đều nên mang lại cảm giác về sự thống nhất. Nghĩa là nên củng cố thiết kế bằng cách lặp lại 1 số yếu tố nhất định.

Ví dụ như khi bạn có 1 bảng màu cụ thể, thì nên sử dụng nó xuyên suốt thiết kế. Nếu bạn chọn 1 phong cách tiêu đề đặc biệt, hãy sử dụng nó luôn. Nó không chỉ đem lại tính thẩm mỹ, sự nhất quán còn giúp ấn phẩm trở lên dễ đọc hơn.


Tóm lại, bố cục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi thiết kế. Đôi khi bạn có thể bỏ qua chúng, nhưng chúng là một phần trong tất cả mọi thứ bạn làm. Chú ý 1 chút đến từng chi tiết, và bạn sẽ tạo ra 1 thiết kế đẹp, chuyên nghiệp.


nguồn: Key Design

41 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page