Một trong những yếu tố quan trọng tạo thêm nhiều cảm xúc cho các thước phim, thì việc di chuyển của máy quay để tạo nên những góc nhìn, cảm nhận khác nhau để truyền tải được rõ hơn ý nghĩa của đoạn phim.
Mỗi động tác máy có một ý nghĩa riêng và phải sử dụng đúng mục đích, đúng ý nghĩa, không lạm dụng. Mỗi động tác có điểm bắt đầu và điểm kết thúc, vì thế phải ổn định hình ảnh với thời lượng nhất định (khoảng 1- 3 giây) ở đầu và cuối mỗi động tác máy.
PAN ( PAN CAMERA )
Đây được xem như là một trong những động tác máy trong quay phim cơ bản nhất.
Pan là động tác máy di chuyển theo chiều ngang (sang phải, sang trái) tại một trục cố định (hoặc theo đường chân trời), giữ góc máy tĩnh ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Pan camera thường dùng để thiết lập cảnh, vị trí, phù hợp với những cảnh quay ở bối cảnh rộng lớn như ngoài trời. Động tác máy giúp người quay lấy được toàn cảnh môi trường mà không cần sử dụng ống kính góc rộng.
Việc lựa chọn khung hình bắt đầu và kết thúc một cách thông minh sẽ làm nổi bật được ý đồ của người quay.
Khi lia máy cần chú ý những điều sau:
Phải ổn định hình ở đầu và cuối động tác máy;
Phải xác định trước điểm dừng ở cuối động tác lia. Tốt nhất nên làm thử động tác trước khi quay thật;
Không lia máy một đường quá dài hoặc lớn hơn vòng cung 120 độ;
Máy phải đặt ở giữa điểm lia hình;
Tốc độ: lia nhanh khi quay cảnh rộng hoặc ống kính góc rộng. Lia chậm khi quay cảnh cận hoặc ống kính góc hẹp;
Nếu máy quay vác vai thì nên mở ống kính góc rộng;
Tốc độ lia hình không được ngập ngừng, phải trơn mượt.
WHIP PAN
Với động tác máy Pan, nhưng di chuyển nhanh hơn và vẫn giữ góc máy tĩnh ở điểm bắt đầu và kết thúc động tác quay. Whip Pan sẽ khiến đoạn phim trở nên sinh động hơn khi giúp người xem cảm nhận như họ đang ở trong cảnh quay và được xem trực tiếp mọi thứ.
TILT
Tilt là động tác máy di chuyển theo chiều dọc tại một trục cố định, điểm bắt đầu và điểm kết thúc sẽ giữ góc máy tĩnh.
Động tác máy Tilt thường được sử dụng để mô tả các cấu trúc vật thể to lớn như những ngôi nhà chọc trời, những ngọn núi hùng vĩ,… hoặc dùng để thiết lập kích thước nhân vật và thể hiện ý nghĩa của cảnh quay. Động tác máy đi từ trên xuống hay từ dưới lên sẽ thể hiện “tầm cỡ” của nhân vật. Việc Tilt camera từ dưới lên sẽ khiến nhân vật trở nên to lớn hơn và ngược lại với Tilt camera từ trên xuống, nhân vật sẽ trở nên nhỏ bé, yếu ớt.
ZOOM
Zoom là động tác máy trong quay phim mà người quay sẽ thay đổi độ dài tiêu cự máy để phóng to hay thu nhỏ một hình ảnh.
Zoom out
Zoom out có thể được dùng để diễn tả sự trống vắng của cảnh quan xung quanh với chủ thể, hay nói cách khác là diễn tả sự cô đơn của nhân vật trong đoạn phim.
Zoom in
Zoom in sẽ làm nổi bật lên một nhân vật, sự vật mà người làm phim muốn người xem chú ý đến. Động tác máy này thường để hướng người xem đến điểm nhấn của cảnh quay.
Tùy vào ý đồ của người quay mà việc zoom in hay zoom out có thể thay đổi bố cục của một cảnh, thậm chí là cả câu chuyện.
DOLLY
Mặc dù cũng là di chuyển khung hình gần hay xa chủ thể, nhưng khác với Zoom, Dolly là động tác máy mà người quay di chuyển cả máy quay. Dolly có thể di chuyển thẳng hoặc ngang tùy vào ý đồ của người quay phim.
Dolly in
Động tác máy này sẽ giúp người xem tập trung vào biểu hiện của một nhân vật, chủ thể. Nếu di chuyển máy nhanh, thường cảnh phim sẽ bao hàm một thứ gì đó thú vị, và ngược lại với di chuyển chậm, cảnh phim sẽ thể hiện một cảm xúc mạnh mẽ, kịch tính cho người xem.
Dolly out
Dolly out thường được dùng để mở rộng khung hình, đồng thời thay đổi quan điểm và chiều sâu của người xem về đoạn phim. Động tác máy này là một cách hiệu quả để “tiết lộ” những thứ gì đó ẩn giấu, hay thể hiện sự trống vắng, đem lại cảm xúc hồi hộp cho người xem.
TRACKING SHOT
Tracking shot là động tác máy trong quay phim thường dùng để theo dõi hay quay lại chuyển động của chủ thể, nhân vật trong đoạn phim. Động tác máy này có thể quay ở nhiều hướng như trước, sau, bên hông,… tùy vào ý đồ của người quay phim.
Những cảnh quay sử dụng Tracking shot sẽ sinh động và truyền tải được nhiều hơn. Tracking shot đôi khi sẽ khiến khoảng cách giữa nhân vật và máy quay thay đổi, từ khung cảnh toàn diện cho đến cận cảnh,… những sự kết hợp ấy có thể làm tăng sự kịch tính, căng thẳng vào một khoảnh khắc ý nghĩa nào đó trong câu chuyện, hay làm nổi bật cảm xúc của một nhân vật.
Tilt- lia máy (theo chiều đứng) có hai loại: tilt up (lia từ dưới lên) và tilt down (lia từ trên xuống). Khác với pan, tilt là động tác lia theo chiều thẳng đứng trong không gian, vì thế động tác này thực hiện khó hơn.
Zoom in, zoom out: Zoom in là phóng to đối tượng chủ thể lấy hình ảnh cận cảnh sau khi đã thu hình cảnh rộng (bắt đầu bằng một cảnh rộng và kết thúc đường zoom bằng một cảnh cận). Mục đích để đặc tả một đối tượng người, vật thể, cảnh vật nhằm gây sự chú ý của người xem, tạo cảm giác về không gian, về chiều sâu độ dài. Lưu ý, khi zoom không ngập ngừng, phải xác định trước điểm dừng.
Ngược với zoom in, ta có zoom out. Đó là động tác mở ống kính lấy ra một góc rộng cảnh rộng tổng quát sau khi đã thu hình một cận cảnh (đầu là cận cảnh và kết thúc ở cảnh rộng). Mục đích cho thấy sự liên quan giữa cận cảnh của đối tượng chủ thể với bối cảnh chung quanh, giữa hành động với bối cảnh. Nó cũng tạo cảm giác không gian (bề rộng) mênh mông, bao la.
Crab - đẩy máy (ngang) là di chuyển máy sang trái hoặc sang phải. Mục đích giống động tác pan nhưng cho thấy được sự sinh động hơn, hấp dẫân hơn với người xem bởi hậu cảnh rõ hơn.
Khi thực hiện động tác crab, nếu đặt máy trên vai rất dễ rung. Vì thế, nên mở ống kính thật rộng với khoảng cách di chuyển không quá dài. Tốt nhất là nên có thiết bị chuyên dụng (đường rầy hoặc dolly).
Track gồm track in (đẩy máy tới) và track out (đẩy máy ra). Mục đích của động tác track cũng giống như động tác zoom nhưng giúp làm cho hậu cảnh rõ hơn, hình ảnh sinh động hơn và tạo cảm giác cho người xem như thể được tham gia vào sự kiện, sự việc. Động tác này được sử dụng khi đối tượng di chuyển tới hoặc lui (đẩy trước hoặc đi theo sau đối tượng). Mở góc rộng để tránh rung khi đặt máy trên vai; nên quan sát trước đường đi hoặc phải có người phụ máy là những điều cần chú ý khi thực hiện động tác track.
Crame là động tác nâng máy, gồm có: crame up (nâng máy lên) và crame down (hạ máy xuống). Động tác này sẽ rất hiệu quả khi sử dụng thiết bị nâng (bum), ngược lại sẽ ít hiệu quả khi sử dụng thân người vì chiều cao cho khoảng cách quá ngắn.
Động tác crame có mục đích giống như tilt nhưng hậu cảnh trung thực và rõ hơn rất nhiều. Khi sử dụng thiết bị nâng, phải có tiền cảnh để khi thay đổi góc nhìn, người xem dễ dàng nhận thấy sự khác biệt và hiệu quả của động tác nâng máy.
TLTK
Comments