top of page

15 THUẬT NGỮ VỀ THƯƠNG HIỆU

Ảnh của tác giả: Chan JackymrChan Jackymr

Đã cập nhật: 23 thg 5, 2023

1. Brand attributes (Đặc tính của thương hiệu)



Brand attributes là toàn bộ những tính năng lẫn cảm xúc của khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Đặc tính thương hiệu thường bao gồm: tên thương hiệu, nhận diện thương hiệu, tính cách thương hiệu và giá thành sản phẩm.


2. Brand awareness (Nhận thức thương hiệu)



Nhận thức thương hiệu đề cập đến mức độ mà khách hàng có thể nhớ đến hoặc nhận diện một thương hiệu. Nhận thức thương hiệu là một vấn đề rất được coi trọng trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, quản trị quảng cáo, quản trị thương hiệu và phát triển chiến lược.


Brand awareness là chức năng của brand identity (Nhận diện thương hiệu) và được phản ánh được mức độ khách hàng nhận diện thương hiệu, thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm trong thị trường mục tiêu (chỉ số số sức mạnh thương hiệu ABS).


3. Brand detractors (Nhóm người không hài lòng với thương hiệu)



Những brand detractors có thể tác động tiêu cực đến nhận thức về thương hiệu, trải nghiệm khách hàng, khả năng giữ chân khách hàng và doanh thu. Chính vì thế, doanh nhiệm cần nhận diện sớm nhóm brand detractors để phát triển chiến lược khắc phục hạn chế và cải thiện hình ảnh thương hiệu.


4. Brand equity (Tài sản thương hiệu)



Brand equity là kết quả của việc tạo dựng thương hiệu và sự quen thuộc trong tâm thức người tiêu dùng, cho phép thương hiệu kiếm được khối lượng bán hàng lớn hơn cùng với tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tài sản của thương hiệu được xác định bởi nhận thức của khách hàng và trải nghiệm của họ đối với sản phẩm.


Khi độ nhận diện của thương hiệu lớn, tài sản thương hiệu đạt giá trị dương. Còn nếu đa số phản hồi xấu về thương hiệu, brand equity sẽ bị giảm sút và đạt giá trị âm.


5. Brand experience (Trải nghiệm thương hiệu)



Brand experience là toàn bộ trải nghiệm của khách hàng khi tiếp cận, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Để khách hàng có được brand experience tốt, doanh nghiệp luôn cố gắng tăng độ nhận diện cho thương hiệu, cải tiến bao bì sản phẩm, cung cấp dịch vụ hậu mãi, xây hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng,…


6. Brand identity (Nhận diện thương hiệu)



Brand identity là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tên, logo, biểu tượng, thiết kế, bao bì và hiệu suất, tính năng của sản phẩm. Hay nói cách khác, nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhìn nhận và phân biệt họ với các thương hiệu khác.


Được tổng hợp từ những lần người tiêu dùng tiếp xúc và trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu, brand identity có sức ảnh hưởng lớn đến nhận thức, kiến thức và hình ảnh của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.


7. Brand image (Hình ảnh thương hiệu)


Khác với brand identity, brand image là những ấn tượng, niềm tin, ý tưởng hiện diện trong tâm trí khách hàng khi nghĩ về thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu sẽ lớn dần hơn theo thời gian và đa dạng theo cách mỗi khách hàng nhìn nhận. Do vậy, việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán là nhiệm vụ lớn mà bất kì doanh nghiệp nào cũng nên lưu tâm.


8. Brand loyalty (Lòng trung thành với thương hiệu)



Brand loyalty là sự ưa thích của người tiêu dùng đối với một thương hiệu và dẫn đến hành vi mua hàng lặp lại. Để giữ được brand loyalty, các doanh nghiệp luôn cố duy trì mối quan hệ cảm xúc giữa khách hàng với thương hiệu thông qua các hoạt động ưu đãi cho những người mua hàng thường xuyên.


9. Brand name (Tên thương hiệu)



Trên khía cạnh định vị trong tâm trí khách hàng và IMC (truyền thông tiếp thị tích hợp), brand name đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt ý tưởng và thông điệp của thương hiệu. Marketer luôn tìm kiếm những cái tên có thể để lại nhiều ấn tượng và dễ nhớ cho khách hàng, giống như cách Head & Shoulders hứa hẹn đem đến khách hàng của họ những sản phẩm “sạch gàu hiệu quả”.


10. Brand personality (Tính cách thương hiệu)



Xây dựng brand personality là cách doanh nghiệp “nhân hóa” thương hiệu của mình tạo nên sự đặc sắc, khác biệt trong tâm trí khách hàng. Điều này giúp thương hiệu trở nên gần gũi và tạo sự kết nối sâu sắc trong trải nghiệm của khách hàng.


Đơn cử, Chanel - thương hiệu thời trang xa xỉ, chọn brand personality là sự tinh tế, thanh lịch, hay Amazon - một trong những thương hiệu được tin tưởng nhất trên thế giới, chọn sự chân thành làm tính cách thương hiệu của mình.


11. Brand positioning (Định vị thương hiệu)



Brand positioning là tập hợp mọi hoạt động nhằm mục đích tạo cho thương hiệu một chỗ đứng xác định trên thị trường và mô tả thương hiệu khác biệt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.


Cách 7UP làm brand positioning là một ví dụ điển hình.7UP đã định vị mình là sản phẩm “không phải cola” (uncola) để trở thành lựa chọn thay thế cho những người tiêu dùng không uống cola - vốn là thị trường của hai ông lớn Coca-Cola và Pepsi.


12. Brand strategy (Chiến lược thương hiệu)


Brand strategy là kế hoạch marketing đề ra để đáp ứng những mục tiêu của chiến dịch marketing như nâng cao nhận thức của khách hàng, tăng doanh số, nâng cao thị phần,...


13. Brand symbol (Biểu tượng thương hiệu)



Brand symbol là đặc điểm trực quan của thương hiệu, có vai trò đại diện cho brand personality và góp phần làm tăng brand awareness.


Brand symbol thường ở dạng logo, xuất hiện ở mọi sản phẩm hay ấn phẩm truyền thông của thương hiệu.


14. Brand touchpoints (Điểm chạm thương hiệu)



Brand touchpoints là tập hợp những cách thức khách hàng tiếp xúc và tương tác với thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau. Bao bì sản phẩm, website, bộ nhận diện,... đều được xem là brand touchpoints.


Mọi điểm chạm thương hiệu nên bao gồm lời kêu gọi hành động (call to action) phù hợp với chiến lược và mục tiêu của chiến dịch. Những call to action đó cần phải được liên kết chặt chẽ với mô hình AIDA (Attention - Interest - Desire - Action) và đối tượng khán giả qua các công cụ truyền thông.


15. Brand utility (Tiện ích thương hiệu)



Brand utility là toàn bộ tiện ích mà người tiêu dùng nhận được khi trải nghiệm thương hiệu, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhận thức và lòng trung thành của khách hàng.


Nguồn: internet

19 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page